Thời gian qua chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của quý khách hàng về các thông tin xoay quanh nấm linh chi, đặc biệt nguồn gốc, hình ảnh, phân biệt nấm thật giả… Hiện nay internet đang chứa quá nhiều thông tin, các thông tin đôi khi mâu thuẫn nhau gây hoang mang cho người sử dụng. Mời quý độc giả đọc tham khảo những thông tin dưới đây.
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm Lim. Nấm linh chi mọc tự nhiên trên thân, cành hay rễ của cây gỗ rừng đã chết. Những cây mới chết không cho nấm ngay, thường phải sau đó 2-3 năm nấm mới bắt đầu mọc, cho tới khi thân cây đã quá mục nát thì cũng là lúc nấm không thể sinh sôi phát triển được nữa.
Nấm linh chi mọc ở đâu? Có trồng được không?
Loại nấm quý này xuất hiện nhiều ở những khu vực nguyên sinh, các khu vực rừng bảo tồn, vùng núi trung và cao, nơi có những cây gỗ hàng trăm năm tuổi; Phổ biến nhất là vùng phía tây bắc dãy Yên Tử, vùng giáp ranh 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, vùng rừng Tiên Phước – Quảng Nam,và khu vực Tây Nguyên. Chúng mọc hoàn toàn tự nhiên trên những cây gỗ đã chết ở sâu trong rừng. Hiện tại cũng có một số nơi trồng nấm nhân tạo, cũng cho nấm phát triển, thậm chí nấm to đẹp và bóng hơn nhiều nấm linh chi tự nhiên, nhưng chưa có một nghiên cứu hay đánh giá nào về chất lượng loại nấm trồng này so với hàm lượng hoạt chất giàu có của nấm tự nhiên. Do vậy, nếu có nhu cầu mua và sử dụng nấm linh chi, thì loại nấm tự nhiên vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Có mấy loại nấm linh chi? Loại nào tốt nhất?
Ta vẫn được biết tới 6 loại là Thanh chi, Hồng chi, Hắc chi, Tử chi, Hoàng chi và Bạch chi. Tuy nhiên, nấm linh chi tự nhiên tại Việt Nam phổ biến và có giá trị hơn cả là nấm Hồng chi (thường gọi là nấm linh chi đỏ) và Hắc chi (thường gọi là nấm linh chi đen).
Loại nấm tốt là một chuyện nhưng dinh dưỡng trong mỗi giai đoạn phát triển của nấm không giống nhau. Khi nấm còn nhỏ, xuất hiện chỉ như một cục vôi hay thỏi phấn trắng mọc trên thân hay rễ cây gỗ thì lúc này hoạt chất còn rất ít. Sau một thời gian cánh nấm bắt đầu xuất hiện, bên trong màu hồng cam (với hồng chi), rìa ngoài màu trắng, càng ngày màu trắng càng ít đi và màu hồng cam càng lan rộng và thẫm hơn cho tới khi phủ kín cánh nấm thì cũng là lúc nấm đã trường thành có thể thu hoặc được. Nếu để lâu quá, nấm sẽ hóa gỗ hoặc mục thối, khi này hoạt chất có tác dụng gần như không còn. Vì vậy, khi chọn mua, quý vị nên chọn cây nấm có chân trưởng thành, không mốc mọt; Nếu nấm không có chân (tức là bám trực tiếp vào thân cây gỗ) thì không nên lấy cánh nấm quá non (còn nhiều viền trắng) hoặc quá già (to, chắc, dày, nặng) vì lúc này có thể nấm đã bị hóa gỗ nhiều.
Làm sao để chọn được nấm linh chi có chất lượng tốt ?
Nếu chỉ nhìn về cảm quan, quý vị rất khó để phân biệt được đâu là nấm trồng, đâu là nấm tự nhiên.
Cây nấm và cánh nấm tự nhiên sần rùi, gồ gề chứ không được to mập và phẳng phiu như nấm trồng. Nấm tự nhiên có kích thước và màu sắc không đều, chân nấm có gốc và rễ, cánh nấm bám trực tiếp vào thân cây sẽ có vết cắt gỗ cong hình lưỡi liềm. Nếu chưa được vệ sinh kĩ thì nấm tự nhiên nhìn khá bẩn. Ngược lại, nấm trồng đồng đều về kích thước và màu sắc, nấm màu rất tươi, mập, dày, nhìn sạch và không có dấu hiệu của sự bám gỗ.
Nhìn bên ngoài rất dễ nhầm lẫn giữa các loại nấm, đây cũng là kẽ hở để các thương lái không trung thực trộn nấm theo các tỉ lệ khác nhau, nấm trồng làm giả thành nấm tự nhiên, nấm trồng và nấm linh chi trỗn lẫn giả thành nấm linh chi, vấn nạn này đang xảy ra khá phổ biến, nếu không tỉnh táo, người tiêu dùng rất dễ mua phải nấm kém chất lượng.
Hàm lượng hoạt chất trong nấm chính là thước đo chất lượng nấm chính xác nhất. Nấm linh chi có chất lượng tốt, tác dụng tốt đối với sức khỏe hay không phụ thuộc vào hàm lượng Polysaccharids, Peptidoglycans và Triterpenoids trong nấm. Đặc biệt Acid Ganoderic A chính là một marker điển hình trong kiểm nghiệm nấm linh chi.
Để tránh tiền mất tật mang, qúy vị nên đặt niềm tin và chọn mua các loại nấm linh chi đã được kiểm nghiệm tại cơ quan kiểm nghiệm uy tín hàng đầu như Viện kiểm nghiệm thuốc TW.